KEM DƯỠNG ẨM CHO DA MỤN: 10 THÀNH PHẦN CẦN LƯU Ý!

Các cô nàng hãy nhanh chóng “nằm lòng” 10 thành phần NÊN/KHÔNG NÊN có trong kem dưỡng ẩm cho da mụn. Nắm vững quy tắc này, việc chăm sóc da mụn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!

1. Tại sao da mụn vẫn cần dưỡng ẩm?

kem dưỡng ẩm cho da mụn

Dưỡng ẩm là bước skincare không thể thiếu đối với mọi làn da, kể cả làn da mụn. Cũng giống như các loại da khác, da mụn cần được dưỡng ẩm thường xuyên để tăng khả năng “tự vệ”.

Thoạt nghe có vẻ vô lý bởi nhiều người quan niệm rằng, da dầu luôn trong tình trạng dư thừa và “màu mỡ”. Thế nên việc dưỡng ẩm sẽ càng khiến lượng dầu trên da tiết ra nhiều hơn, bít tắc lỗ chân lông và phát triển mụn.

Tuy nhiên, sự thật lại không như bạn nghĩ. Trước tiên bạn cần hiểu mụn sinh ra do làn da chưa được làm sạch kỹ càng hoặc tiết quá nhiều dầu. Làn da sản sinh nhiều dầu về bản chất lại là làn da thiếu ẩm. Vì vậy, da phải ra sức bài tiết dầu để đạt được độ ẩm cần thiết và gây nên viêm mụn.

Để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn, bạn cần đều đặn cấp ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm.

2. Thành phần NÊN/KHÔNG NÊN có trong kem dưỡng ẩm cho da mụn

2.1. Salicylic Acid

kem dưỡng ẩm cho da mụn

Salicylic acid là một loại BHA (Beta Hydroxyl Acid), một thành phần thường thấy trong các sản phẩm điều trị mụn, đồng thời giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt trong điều trị mụn nhọt, mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

Salicylic acid dễ hòa tan trong dầu nên rất phù hợp với với da dầu và da mụn. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần này, bạn sẽ dễ nhận thấy da mình giảm dầu, tình trạng mụn và thâm mụn cũng được cải thiện tốt hơn.

2.2. Glycerin và Hyaluronic Acid

Kem dưỡng ẩm cho da mụn nên chứa Glycerin và Hyaluronic Acid. Đây đều là những thành phần dưỡng ẩm tuyệt vời nhưng không gây mụn.

Glycerin tồn tại ở dạng chất lỏng, không mùi, là thành phần cấp ẩm thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và serum. Chúng có khả năng hút ẩm từ không khí hoặc lớp hạ bì đến lớp biểu bì giúp da ẩm mượt, căng mướt nhưng không gây bít tắc lỗ chân lông.

Hyaluronic acid (HA) được xem là chất dưỡng ẩm tự nhiên, vừa tối ưu độ ẩm cho da vừa tạo thành một lớp màng bảo vệ da khỏi các tác hại từ bên ngoài.

Khi hòa vào môi trường nước của da, phân tử Hyaluronic có thể tăng trọng lương lên gấp 1.000 lần. Chính vì vậy, chúng được xem như thành phần cấp nước và giữ ẩm tốt nhất cho da khô, da thiếu nước hoặc các trường hợp muốn giảm nếp nhăn, chống lão hóa.

Tuy nhiên, hai thành phần này chỉ phát huy tác dụng hiệu quả khi độ ẩm không khí cao hơn 70%. Thế nên, vào mùa đông hoặc thời tiết khô hanh, bạn nên dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong không khí.

2.3. Kẽm Oxit

Kem dưỡng ẩm cho da mụn

Vào ban ngày, những bạn da mụn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có khả năng chống nắng với chỉ số SPF khoảng 30. Kem dưỡng ẩm chống nắng thường có chứa Kẽm oxit, thành phần này sẽ tạo một lớp màng bảo vệ trên da, giúp da tránh khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.

Chúng không thấm vào bên trong lỗ chân lông. Ngoài ra, kẽm oxit còn có tác dụng làm săn chắc da, sát khuẩn, làm dịu da nên rất phù hợp với da mụn.

2.4. Niacinamide

Một trong những thành phần bạn nên tìm kiếm khi chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn là Niacinamide. Niacinamide có rất nhiều công dụng rất tốt cho da, nhất là đối với da mụn.

Thành phần này giúp tăng cường miễn dịch bằng cách tạo ra một hàng rào bảo vệ bằng Keratin, giúp điều chỉnh lượng dầu nhờn trên da nhưng không làm mất đi độ ẩm cần thiết cho da.

Bên cạnh đó, Niacinamide hỗ trợ điều trị mụn đỏ và mụn mủ cực tốt, giúp bạn cải thiện kết cấu da. Chúng còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, trị nám da, giảm đỏ mắt và bọng mắt, giảm nếp nhăn và chống oxy hóa.

2.5. Dầu tầm xuân

Dầu tầm xuân (Rosehip Oil) được chiết xuất từ nụ hoa và hạt của cây tầm xuân, một loại cây thuộc họ hoa hồng leo được trồng nhiều ở châu Âu, Tây Á và Tây Bắc Phi. Trong dầu tầm xuân có chứa vitamin C tự nhiên, Tocopherol và Carotenoid giúp chống oxy hóa, làm đều màu da, tăng cường sản xuất Collagen và Elastin để tái tạo da và giảm viêm mụn.

Sử dụng dầu tầm xuân để dưỡng ẩm cho da mụn giúp tăng lượng Axit Linoleic và vitamin A. Chúng giúp điều tiết bã nhờn tự nhiên trên da tốt hơn, giúp mau lành các tổn thương, giảm thâm, mờ sẹo.

2.6. Kem dưỡng ẩm cho da mụn không nên chứa dầu

Dầu trong các loại kem dưỡng ẩm chỉ khiến da nặng nề, dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông nên không tốt cho da mụn. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn không chứa dầu (oil – free), các sản phẩm này thường có tác dụng cấp ẩm nhưng không khóa ẩm.

2.7. Kem dưỡng ẩm cho da mụn không nên chứa Sodium Lauryl Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate là một loại chất tẩy rửa, thành phần này thường dễ gây kích ứng da. Chúng bào mòn lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bạn nên dễ làm khô da và khiến da bị nổi mụn nhiều hơn. Do đó, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn, bạn nên tránh dùng những loại có thành phần này.

2.8. Kem dưỡng ẩm cho da mụn không nên chứa Isopropyl Myristate

Isopropyl Myristate thường xuất hiện trong các thành phần kem dưỡng ẩm, là một chất làm mềm da, giúp giảm cảm giác nhờn rít khi thoa kem lên da. Tuy nhiên, trớ trêu thay là chất này lại dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, kích ứng da và gây mụn.

Nếu bạn thuộc tuýp da mụn, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa Isopropyl Myristale.

2.9. Không dùng dầu dừa

kem dưỡng ẩm cho da mụn

Bạn vẫn thường nghe nói về rất nhiều công dụng làm đẹp của dầu dừa như để tẩy trang, dưỡng ẩm, làm hồng môi, giảm vết thâm, thậm chí là dưỡng móng tay và dưỡng dài mi. Tuy nhiên, chúng là bạn xấu đối với da mụn. Dùng dầu dừa sai cách rất dễ làm bít tắc lỗ chân lông, tăng bã nhờn trên da và khiến da nổi mụn nhiều hơn.

2.10. Không dùng hương liệu

Sự thật là hương thơm trong một số sản phẩm được dùng để che lấp mùi hôi của một số thành phần nhất định khác. Mùi hương trong các sản phẩm chăm sóc da thường là hương liệu tổng hợp (nhân tạo) hoặc hương liệu chiết xuất từ thiên nhiên.

Sản phẩm có chứa hương liệu rất dễ khiến da bị kích ứng, gây ngứa, có thể khiến tình trạng mụn sưng viêm nặng hơn. Vậy nên, khi chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn, bạn nên chọn sản phẩm có gắn mác “không hương liệu” (no fragrance hoặc no perfume).

3. Một số lưu ý dành riêng cho chăm sóc da mụn

kem dưỡng ẩm cho da mụn

  • Giấy thấm dầu: Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để thấm bớt dầu thừa vào giữa buổi, nhưng đừng nên lạm dụng vì nó sẽ làm da bị mất cân bằng độ ẩm, càng tiết ra nhiều dầu hơn.
  • Rửa mặt: Không nên rửa mặt quá nhiều lần, bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt vào 2 lần sáng-tối với sữa rửa mặt có độ pH trung bình.
  • Nên tập thể dục: Bài tiết mồ hôi sẽ là cơ chế vô cùng hữu hiệu để thải độc qua lỗ chân lông, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu cho da.
  • Uống nhiều nước, hạn chế ăn ăn ngọt, dầu mỡ, cay nóng sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu thừa.

Bạn đã biết?